Bạn đọc gửi chuyện thật, không chấp nhận bài sáng tác, hoặc lấy từ nguồn khác.
Người gửi bài chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Tòa soạn biên tập nội dung nếu cần. Mục này không có nhuận bút
NHỮNG TRỤ CỘT MỚI CỦA “THÀNH PHỐ KHỞI NGHIỆP”
TS KTS Nguyễn Anh Tuấn
Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh
Bài viết này bàn về phương diện khởi nghiệp ở lĩnh vực quản lý công trong một “Thành phố khởi nghiệp”. Mô hình Thành phố khởi nghiệp được tổ chức và quản lý với mô hình hợp tác công tư (Public Private Prtnership-PPP), nhằm phát huy tối đa hiệu quả và năng lực của nguồn lực trong của lĩnh công và lĩnh vực tư kết hợp.
Quản lý công là những hoạt động quản lý nhà nước vốn phải luôn tuân thủ theo những trình tự, niêm luật, những quy tắc và nguyên tắc chặt chẽ. Xét ở phương diện “Khởi nghiệp”, những công việc quản lý công hàng ngày, mặc dù vẫn phải được tiến hành nhằm duy trì, hỗ trợ hay chi phối những hoạt động kinh tế xã hội trong môi trường đô thị hay nông thôn, vẫn phải có tính chất đổi mới, với nguyên tắc mới, cách nghĩ, cách làm mới, nhằm tạo nên sự thay đổi tích cực, có tính đột phá, nhằm cộng hưởng với những nỗ lực vận động của các hoạt động kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường vì mục tiêu phát triển.
Từ hướng tiếp cận này, tác giả đề xuất 3 nhóm trụ cột có tính mới của Thành phố Khởi nghiệp bao gồm: Tinh thần mới về khởi nghiệp, văn hóa mới về đối tác và vai trò mới của kiến tạo.
1. Tinh thần mới về khởi nghiệp? Innovative spirit
Chương trình cải cách hành chính trong khối quản lý nhà nước đã được triển khai trong nhiều năm. Gần đây, ngoài hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO hiện vẫn đang được duy trì, đã bắt đầu có xu hướng vận dụng những công cụ linh hoạt, đa chức năng hơn trước. Khi công nghệ số phát triển, nhiều phần mềm ứng dụng tạo môi trường làm việc trên mạng (online). Môi trường mới mẻ, thú vị và tính hiệu quả của công cụ là những yếu tố kích thích tinh thần và hứng khởi làm việc, với mong muốn những thay đổi giúp cải thiện đáng kể hiệu quả công việc. Ở chiều ngược lại, với tinh thần “khởi nghiệp” đó, là nguồn năng lượng tinh thần quan trọng của một cá nhân hay tổ chức, là động lực bên trong, giúp duy trì duy trì liên tục, có trọng tâm những nỗ lực thay đổi, những sáng kiến, nhằm phát huy hiệu quả, tạo sự bứt phá của tổ chức.
Theo giáo sư James G. March, giảng viên đại học Stanford, “vấn đề cơ bản của một tổ chức luôn phải đối mặt, chính là khai thác đủ để duy trì vị thế hiện tại, đồng thời dành năng lượng cho việc khai phá, để đảm bảo vị thế của mình trong
tương lai”. Với hàm ý này, tổ chức nào biết tập trung đủ và có hiệu quả cho những chiến lược nghiên cứu, vận dụng đổi mới sáng tạo, không ngừng cải tiến nội bộ, nhằm hoàn thành tốt hơn những mục tiêu đề ra, sẽ từng bước khẳng định được vị thế và năng lực tự thân phát triển của mình.
“Khu vực nhà nước cần hoạt động như một công ty khởi nghiệp thành công cỡ trung, nắm vững khái niệm về phân tích chi phí lợi ích…” Gabe Klein, tác giả của những dự án khởi nhiệp thành công làm thay đổi bộ mặt thành phố Chicago- Mỹ, chia sẻ sau thành công của đề án “khởi nghiệp” “Xe đạp 2000” của Sở Giao thông vận tải thành phố Chicago. Tinh thần đó thể hiện một tư duy hoàn toàn mới về vai trò và quan điểm quản lý công so với nếp nghĩ và thói quen hiện nay, vốn xem công việc quản lý nhà nước của một chuyên viên hay phụ trách cấp phòng ban thuộc Sở Ban Ngành là làm sao áp dụng cho thật đúng, thật đầy đủ ma trận những quy tắc, nguyên tắc, quy định, quy chế, và các công cụ pháp lý và vô số các điều luật hiện hành. Kết quả là những quy trình, hồ sơ tiếp tục ách tắc như vấn đề ùn tắc của giao thông đô thị đang thực sự diễn ra hàng ngày tại nhiều đô thị lớn nhỏ trên thế giới.
2. Văn hóa mới về đối tác – Partnershiping culture
Tăng cường kết nối và quản lý hiệu quả các nguồn lực với cơ chế đặc biệt và hỗ trợ chính sách có thể nâng cao và phát huy hiệu quả đầu tư của các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, bao gồm cả các dự án đầu tư nước ngoài hiện tại. Mô hình hợp tác chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm thông qua các dự án đầu tư dựa trên quan hệ đối tác quốc tế cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Việc đào tạo phù hợp, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý thông qua các dự án hợp tác trong nước và quốc tế cũng cần được thúc đẩy.
Đối tác liên cấp, liên ngành
Các hoạt động hợp tác trực tiếp và đa dạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội… cần được thực hiện dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau; điều này giúp nâng cao năng lực hợp tác và phối hợp thể chế.
Đối tác với thiên nhiên
Là cách ứng xử tôn trọng thiên nhiên và gắn với chặt chẽ trên cơ sở hiểu biết sâu sắc những quy tắc diễn biến, chuyển đổi của những quá trình tự nhiên trong lòng đô thị. Khi là đối tác, con người hành động trên tinh thần tôn trọng tự nhiên, không làm tổn hại đến sự tồn tại và sự toàn vẹn sinh thái và môi trường, cảnh quan tự nhiên sẽ phát huy tối đa những giá trị kỳ diệu của tạo hóa để phục vụ cho cuộc sống của con người. Đó là nền tảng văn hóa truyền thống trong ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Quan niệm này cần được duy trì trong xã hội ngày nay như một nền tảng văn hóa ứng xử quan trọng.
Liên kết, phối hợp những đối tác khác nhau
Cấu trúc những quan hệ đối tác đa dạng, đa ngành, liên cấp đổi mới và dựa trên dự án, cùng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu, với sự hỗ trợ bởi chính sách và cơ chế đặc biệt, có thể giúp huy động và điều phối những nguồn lực đa dạng.
Tương tác, học hỏi và trao đổi văn hóa giữa các đối tác.
Quá trình tương tác và ý nghĩa của nó nếu không được luận giải rõ sẽ dẫn đến việc chậm triển khai và sẽ trở thành đối tượng thanh kiểm tra.
Văn hóa sáng tạo:
Các đối tác vận dụng và sáng tạo những hình thức phối hợp nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đồng thời cung cấp những hình ảnh nhằm phân tích định hướng và nhu cầu phát triển.
Trong giai đoạn chuyển đổi số trở nên phổ biến, văn hóa tương tác trên môi trường mạng cũng dần dần được định hình. Đồng thời, với gia tốc của công nghệ và khả năng truyền tải thông tin nhanh, ảnh hưởng của văn hóa trên nền tảng số cũng diễn ra nhanh chóng, Tuy nhiên để tránh những bản sao chép kỹ thuật số đơn điệu, những nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa đô thị trên môi trường mạng sẽ dân dân được cải thiện.
3. Vai trò mới của kiến tạo – Innovative mission
Kiến tạo là một hoạt động quan trọng góp phần định hình, xây dựng bộ máy, tổ chức khai thác nguồn lực thực sự hiệu quả.
Trong bối cảnh của cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là xu hướng mới và mô hình tiến bộ. Tuy nhiên. nếu CĐS mà chú trọng công tác đối ngoại là chưa đủ. Các bên tham gia cần cùng nhau nắm bắt cơ hội và thách thức để giải quyết, đồng thời cùng các nhà quy hoạch tìm cách hóa giải hoặc dung hòa.
Mô hình Kiến tạo số: Là những dạng mô hình mô phỏng không gian gắn với thuộc tính mô hình giả lập với những giả định cho thực tế nhằm kiểm tra tính chất, hiện tượng hoặc quá trình của đô thị, dĩ nhiên là còn một quá trình gọt giũa, va chạm trước khi nó phát huy tính hiệu quả.
Kiến tạo ảo gắn với góc phố thật. Trong thực tế, vẫn còn những trường hợp cần giải quyết tại các nhà máy công xưởng. Tuy giả lập mô hình cần thời gian hoàn thiện, với dữ liệu thực chứng, sẽ tạo nên những điểm nghẽn.
Kiến tạo mới trong thành phố khởi nhiều được hiểu là những giải pháp tổ chức hoặc thực thi sáng tạo, bao gồm những sáng kiến về tài chính thông minh, về quản lý đô thị thông minh vv…
-
Reference
1. Gabe Klein 2018, Thành phố Khởi nghiệp.
2. Tuan et al. 2020; GIS_Based Smart City
3. Lugui Campanale; 2016, Quy hoạch đô thị và Lãnh đạo Thành phố; các điểm dâu cư Nông thôn.
Bạn đọc gửi chuyện thật, không chấp nhận bài sáng tác, hoặc lấy từ nguồn khác.
Người gửi bài chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Tòa soạn biên tập nội dung nếu cần. Mục này không có nhuận bút
Chia sẻ nhận xét về bài viết