Bạn đọc gửi chuyện thật, không chấp nhận bài sáng tác, hoặc lấy từ nguồn khác.
Người gửi bài chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Tòa soạn biên tập nội dung nếu cần. Mục này không có nhuận bút
SỐ HOÁ NGÀNH Y TẾ VÀ HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THÔNG MINH CỦA THÀNH PHỐ KHỞI NGHIỆP
ThS. Trương Văn Đạt
Bí thư Đoàn Trường Đại học Y Dược TP. HCM
Giám đốc đề án số hoá ngành y tế, hệ thống bệnh viện trong Thành Phố Khởi nghiệp
ĐỀ ÁN: “SỐ HOÁ NGÀNH Y TẾ VÀ HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THÔNG MINH CỦA THÀNH PHỐ KHỞI NGHIỆP”
Ngày nay, hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức như: nhu cầu nâng cao chất lượng điều trị của bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe, nhu cầu kiểm soát các bệnh mãn tính đối với dân số già,… Và một trong những phương thức giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát các vấn đề liên quan sức khỏe đó là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ nói chung và các ứng dụng chuyển đổi số nói riêng. Nền kinh tế ngày càng phát triển vượt bậc, đòi hỏi nguồn nhân lực phải luôn trong trạng thái làm việc năng suất, đảm bảo chất lượng. Để đáp ứng đảm bảo hiệu quả trong công việc và nâng cao năng suất lao động. Chuyển đổi số thông qua việc tạo ra nền tảng dữ liệu y tế phong phú và tích hợp các công nghệ như Internet vạn vật (internet of things), máy học (machine learning - ML) và trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), được công nhận là một yếu tố quan trọng để giải quyết những thách thức khó khăn trên.
Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang được tiến hành nhanh chóng bằng cách tích hợp dần các cảm biến theo dõi chỉ số sức khỏe trên cơ thể và các nền tảng tính toán được kết nối để xác định và trả kết quả mỗi ngày cho bệnh nhân. Ngày nay, cảm biến di động và thiết bị đeo cá nhân, được gọi là Internet vạn vật, có thể đo lường các chỉ số hoạt động của cơ thể, hô hấp, nhịp tim, huyết áp,... Và thậm chí là đánh giá trạng thái cảm xúc của từng cá nhân. Những ứng dụng chuyển đổi số này đã cho ra đời một phương thức giao tiếp hoàn toàn mới giữa con người và máy móc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ngày càng có nhiều giải pháp chuyển đổi số cung cấp các cuộc thăm khám ảo với bác sĩ dựa trên ứng dụng khám sức khỏe từ xa, đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân ở những vùng nông thôn, điều kiện di chuyển khó khăn. Bên cạnh đó các cuộc thử nghiệm lâm sàng mô phỏng trên các phần mềm cũng đang được quan tâm và phát triển, vì các thử nghiệm này cho các kết quả mô phỏng gần với dữ liệu thực tế và trong thời gian ngắn hơn. Chuyển đổi số hiện đang thay đổi đáng kể bộ mặt ngành y tế qua đó mang lại lợi ích cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, thông qua tác động trên ba yếu tố chính: mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cải thiện sức khỏe và giảm đáng kể chi phí điều trị bình quân đầu người.
Sự phát triển nhanh chóng của kỷ nguyên chuyển đổi số đem lại cho các dược sĩ nói riêng và ngành khoa học dược trên toàn thế giới nói chung những cơ hội mới để cung cấp và cải thiện dịch vụ chăm sóc trong lĩnh vực dược phẩm. Chuyển đổi số ngày càng tạo ra sự ngang bằng trong việc tiếp cận thông tin giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, chẳng hạn điện thoại thông minh cho phép người dùng truy cập đến nhiều nguồn dữ liệu thông tin y tế và được xem là thiết bị y tế thu nhỏ có khả năng giám sát và phân tích tốc độ cao. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chuyển đổi số quan trọng hơn bao giờ hết trong việc cho phép các bệnh viện, công ty dược phẩm, nhà máy sản xuất, cải thiện năng suất làm việc từ xa tốt hơn, kỹ năng lập kế hoạch và dự báo chính xác hơn, cũng như đảm bảo nguồn thu nhập tài chính.
Trong thời gian qua, với sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của Đảng và Nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ở nước ta đã có những bước phát triển quan trọng, đột phá, đặt nền móng cho sự phát triển y tế điện tử và chuyển đổi số y tế trong thời gian tới.
Chính phủ Việt Nam coi việc chuyển đổi số là rất quan trọng để tiếp tục tăng trưởng và thịnh vượng. Hiện tại, nhiều cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ và điều chỉnh các nôi dung khác nhau ở Việt Nam. Khung pháp lý hiện hành bao gồm các quy định và nghị định do các bộ ban hành. Hiện nay đối với các vấn đề liên quan đến viễn thông và ngành công nghệ thông tin – truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì.
Luật An ninh mạng của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật quy định các nghĩa vụ đối với các công ty trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam qua mạng viễn thông hoặc internet. Theo quy định, cả nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trong nước và nước ngoài đều phải lưu trữ thông tin của người dùng Việt Nam tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Các chính sách nội địa hóa dữ liệu của Việt Nam là một phần trong nỗ lực nhằm kiểm soát các hoạt động trên Internet, với các mục tiêu đã nêu bao gồm cả mục tiêu an ninh công cộng cũng như mục tiêu thương mại.
Tính đến hết tháng 8 năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030. Dự thảo nêu rõ tập trung phát triển bốn loại hình công nghệ số tại Việt Nam, bao gồm: nhóm 1 - doanh nghiệp phát triển công nghệ cốt lõi; nhóm 2 - doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ số; nhóm 3 - doanh nghiệp triển khai giải pháp công nghệ số; nhóm 4 - doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghệ thông tin, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm xây dựng chính sách phát triển công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đã được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết số 36a/NQ -CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 4888/QĐ-BYT ban hành Đề án ứng dụng, phát triển CNTT y tế thông minh giai đoạn 2019-2025
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh lây nhiễm. Để đạt được muc tiêu này, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện, trong đó có việc triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế xã, quản lý tiêm chúng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế.
Dịch bệnh COVID-19 đã bắt buộc ngành Y tế phải chuyển mình, tăng cường số hoá, đầu tư y tế thông tin minh khám, chữa bệnh, quản lý bệnh viện.
Triển khai hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông qua nền tảng số hoá và bệnh viện thông minh của thành phố khởi nghiệp.
1. 100% bệnh viện và cơ sở y tế (công và tư) có hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án điện tử, hệ thống khám bệnh từ xa telemedicine, chăm sóc dược từ xa telepharmacy, đặt lịch khám bệnh từ xa
2. 100% bệnh viện và cơ sở y tế (công và tư) thực hiện kết nối, liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị, kết nối với cổng bảo hiểm y tế để thực hiện chi trả theo quy định
3. 100% bệnh viện và cơ sở y tế (công và tư) thực hiện thanh toán viện phí, chi phí y tế không tiền mặt
4. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), robot và chuỗi khối (Blockchain) trong chẩn đoán, điều trị bệnh và dự phòng các tình huống y tế khẩn chấp trong tương lai
5. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế, kết nối mạng lưới y tế thế giới.
1/ Đánh giá tổng thể quy hoạch thành phố khởi nghiệp trên nền tảng ảo hoá, nghiên cứu các mô hình tiên tiến và hiệu quả trên thế giới
1/ Xây dựng và Đầu tư hạ tầng
- Hạ tầng CNTT, trang thiết bị
- Xây dựng website, cổng thông tin trực tuyến
- Xây dựng nền tảng (plaform) chuẩn thống nhất chung cho toàn thành phố để từ đó phát triển qua nhiều ứng dụng khác nhau
2/ Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý bệnh viện, cơ sở y tế (công, tư)
- Xây dựng quy trình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
- Xây dựng quy trình liên thông và công nhận kết quả
- Áp dụng công cụ kết nối thông tin cho từng đơn vị
3/ Ứng dụng cô trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
- Xây dựng hệ thống đặt lịch khám trực tuyến
- Xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telemedicine.
- Xây dựng hệ thống chăm sóc dược từ xa
- Xây dựng hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử
- Xây dựng trang tin y tế chính thống
- Xây dựng hệ thống AI, IoT để chẩn đoán bệnh
- Xây dựng hệ thống blockchain quản lý sản xuất thuốc, quản lý cung ứng sản phẩm
4/ Đào tạo trực tuyến cho nhân viên y tế cơ sở
- Xây dựng quy trình đào tạo trực tuyến cho Nhân viên y tế
- Tổ chức đào tạo trực tuyến
- Tổ chức kết nối mạng lưới y tế thế giới
Bạn đọc gửi chuyện thật, không chấp nhận bài sáng tác, hoặc lấy từ nguồn khác.
Người gửi bài chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Tòa soạn biên tập nội dung nếu cần. Mục này không có nhuận bút
Chia sẻ nhận xét về bài viết